NẾU NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI KẾT QUẢ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THÌ CÓ QUYỀN KHỞI KIỆN KHÔNG? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP HỒ CHÍ MINH)

15/06/2023 - 1297 lượt xem

Khi một người phải thi hành án và tài sản của họ được bán đấu giá, có thể xảy ra tình huống mà người đó không đồng ý với kết quả của quá trình bán đấu giá. Trong tình huống như vậy, liệu người đó có quyền khởi kiện để tranh chấp kết quả bán đấu giá và bảo vệ quyền lợi của mình? Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần nhìn vào hệ thống pháp luật và quy định liên quan đến quyền khởi kiện trong việc thi hành án và bán đấu giá tài sản.

Khi một người phải thi hành án và tài sản của họ được bán đấu giá, có thể xảy ra tình huống mà người đó không đồng ý với kết quả của quá trình bán đấu giá. Trong tình huống như vậy, liệu người đó có quyền khởi kiện để tranh chấp kết quả bán đấu giá và bảo vệ quyền lợi của mình? Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần nhìn vào hệ thống pháp luật và quy định liên quan đến quyền khởi kiện trong việc thi hành án và bán đấu giá tài sản. Việc hiểu rõ về quyền lợi và phương thức bảo vệ của người phải thi hành án sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về vấn đề này. Thấu hiểu khó khăn này, CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN sẽ cung cấp bài viết sau đây về trình tự giải quyết vụ án dân sự.

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

- Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)

- Luật đấu giá tài sản năm 2016

II. Nội dung:

1. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản

Đầu tiên, xét về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản sẽ thuộc về Tòa án căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. 

2. Những người có quyền khởi kiện nếu không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi và bổ sung năm 2014) về Việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản thì chỉ có hai đối tượng cụ thể là Người mua được tài sản bán đấu giá và Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.

3. Nếu người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản thì có quyền khởi kiện không?

Có thể thấy rằng trong quy định của pháp luật thì hoàn toàn không đề cập đến đối tượng có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản là Người phải thi hành án. Chính vì quy định trên của pháp luật thì trong trường hợp nếu Người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản thì không có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong thực tế, việc thi hành khoản 2 Điều 102 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015) đã "hạn chế" hay nói đúng hơn là “tước” quyền khởi kiện của người phải thi hành án là không phù hợp với các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Bởi vì, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đấu giá tài sản năm 2016, đương sự (bao gồm người phải thi hành án) vẫn được công nhận quyền khởi kiện các Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản và Hợp đồng bán đấu giá tài sản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình dựa trên các căn cứ theo các quy định của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền sở hữu. Cụ thể, Điều 11: “Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này”; khoản 1 Điều 14: “Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài”; khoản 2 Điều 164: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Tình trạng này hiện đang được coi là một bất cập, một điểm hạn chế của Luật Thi hành án hiện hành, và đòi hỏi sự xem xét và sửa đổi trong thời gian tới. Mục tiêu của việc điều chỉnh và cải thiện quy định này là để đảm bảo quyền khởi kiện của cá nhân và tổ chức theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Bán đấu giá. Việc điều chỉnh và cải thiện quy định này sẽ tạo ra một cơ chế pháp lý linh hoạt hơn, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người phải thi hành án trong quá trình bán đấu giá tài sản.

4. Đưa ra khuyến nghị trong trường hợp người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản không có quyền khởi kiện

Theo quy định cũ thì người phải thi hành án có quyền khởi kiện, tuy nhiên sang quy định sửa đổi này thì người phải thi hành án dân sự không có quyền khởi kiện đến tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá.

Có thể thấy, người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản thì họ không có quyền khởi kiện. Tuy nhiên, pháp luật cho họ một quyền khác để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đó là quyền khiếu nại, tố cáo. Theo đó, người phải thi hành án dân sự nếu có căn cứ xác định Chấp hành viên vi phạm quy trình thi hành án dân sự trong việc tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án không có quyền khởi kiện hủy kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án nhưng có quyền khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định tại Điều 140 và Điều 154 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Người bị thiệt hại do quyết định thi hành án, hành vi thi hành án vi phạm pháp luật được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự (Người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản) có quyền khiếu nại quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

Người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản có quyền gửi đơn khiếu nại đến người có quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự. Thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý có liên quan, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: [email protected]         Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

Hồng Thanh
Theo HT LEGAL VN