NHỮNG TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

21/06/2024 - 506 lượt xem

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

 

Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết về những trường hợp giải thể doanh nghiệp và điều kiện để giải thể doanh nghiệp.

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật Doanh nghiệp 2020;

II. Nội dung

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động, sự tồn tại của một doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ liên quan trên thị trường kinh tế.

Những trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020:

- Căn cứ theo Điều 207, Luật Doanh nghiệp 2020:

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

 

Như vậy giải thể doanh nghiệp được chia thành hai trường hợp chính: giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.

a. Giải thể tự nguyện: Là trường hợp Doanh nghiệp tự quyết định giải thể do các nguyên nhân như:

- Doanh nghiệp thua lỗ, không còn khả năng hoạt động.

- Các thành viên/cổ đông không còn muốn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

- Sáp nhập, chia tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

b. Giải thể bắt buộc: Doanh nghiệp bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật hoặc do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp như:

- Doanh nghiệp không có đủ số lượng thành viên/cổ đông theo quy định.

- Doanh nghiệp không hoạt động trong thời gian quá 12 tháng liên tục.

- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi:

1) Thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác: Bao gồm các khoản nợ phải trả cho người lao động, nhà cung cấp, ngân hàng, tổ chức tín dụng,... Doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.

2) Không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài: Doanh nghiệp cần giải quyết xong tất cả các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm tranh chấp với người lao động, đối tác, nhà cung cấp,... Nếu doanh nghiệp đang có tranh chấp đang được giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài, thì phải chờ đến khi có kết quả giải quyết cuối cùng mới được tiến hành giải thể.

3) Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, ví dụ như: Có quyết định giải thể của chủ sở hữu hoặc đại hội đồng cổ đông/thành viên; Thành lập ban thanh lý; Báo cáo tài chính thanh lý; Nộp thuế đầy đủ…

Việc giải thể doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần tuân thủ các bước và thủ tục giải thể theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh để đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của các bên liên quan.

 

Trên đây là bài viết về vấn đề “Những trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp” Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp lý cho cá nhân và tổ chức. 

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Thu Hằng
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục