Trong giai đoạn thi hành án dân sự, bên cạnh quyền hạn của Cơ quan thi hành án dân sự thì hiện tại, Thừa phát lại được pháp luật quy định chức năng thực hiện một số hoạt động thi hành án. Tất nhiên, không phải ai cũng nắm rõ thẩm quyền của đơn vị này, mà đặc biệt trong hoạt động cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành án. Vậy, Thừa phát lại có được quyền cưỡng chế thi hành án hay không?
Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2020, quy định không cho phép thừa phát lại sử dụng các biện pháp bảo đảm hay các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 52 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự.
- Xử phạt vi phạm hành chính.
- Yêu cầu tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự.
- Yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự.
- Các quyền yêu cầu tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.
Như vậy, có thể thấy Nghị định 08/2020/NĐ-CP đã có thi hành án thay đổi so với quy định trước đây tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP khi không cho phép thừa phát lại sử dụng các biện pháp bảo đảm hay các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Các biện pháp bảo đảm bao gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thi hành án thay đổi hiện trạng về tài sản.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Công ty Luật HT Legal VN cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên biệt: Luật sư tham gia thi hành án dân sự. Liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 0961614040 - 0945174040