ĐÀM PHÁN VỚI NGƯỜI SỞ HỮU TRÁI PHIẾU ĐỂ GIA HẠN THANH TOÁN GỐC, LÃI TRÁI PHIẾU THEO NGHỊ ĐỊNH 08/2023/NĐ-CP NGÀY 05/03/2023 (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

01/04/2023 - 756 lượt xem

Từ năm 2022, thị trường trở nên ảm đạm bởi sự biến động kinh tế và sự phanh phui của vấn đề pháp lý trong việc phát hành trái phiếu. Khi nhiều sự kiện rối ren diễn ra, điển hình là vụ việc người dân bị lừa mua trái phiếu doanh nghiệp là gửi tiết kiệm có lãi suất cao tràn lan trên mạng xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP để nhằm giải quyết quyền lợi được thanh toán gốc, lãi trái phiếu như mong muốn.

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, trái phiếu doanh nghiệp được xem là kênh đầu tư vốn với mức lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, kể từ năm 2022, thị trường trở nên ảm đạm bởi sự biến động kinh tế và sự phanh phui của vấn đề pháp lý trong việc phát hành trái phiếu. Quyền lợi của người mua trái phiếu không còn được bảo đảm.

Khi nhiều sự kiện rối ren diễn ra, điển hình là vụ việc người dân bị lừa mua trái phiếu doanh nghiệp là gửi tiết kiệm có lãi suất cao tràn lan trên mạng xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP để nhằm giải quyết quyền lợi được thanh toán gốc, lãi trái phiếu như mong muốn.

HT Legal VN xin chia sẻ bài viết sau đây để là nguồn tham khảo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

- Cơ sở pháp lý:

  • Luật Chứng khoán năm 2019;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2015/NĐ-CP, 91/2018/NĐ-CP, 95/2018/NĐ-CP (“Sau đây gọi tắt là Nghị định 01/2011/NĐ-CP”)
  • Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP và Nghị định 08/2023/NĐ-CP (“Sau đây gọi tắt là “Nghị định 153/2020/NĐ-CP”);
  • Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán.

- Nội dung:

1. Trái phiếu là gì?

Định nghĩa:

Khoản 3 điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.” Điều này được hiểu là người nắm giữ trái phiếu hay còn được gọi là trái chủ được hiểu là Người cho vay và đơn vị phát hành trái phiếu sẽ trả một khoản lợi tức cho Người đang nắm giữ trái phiếu và sẽ hoàn trả lại toàn bộ khoản vay đó khi trái phiếu đáo hạn.

Các loại trái phiếu:

Căn cứ vào chủ thể, có 04 loại trái phiếu sau đây:

  • Trái phiếu Chính phủ:

Khoản 1 điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP quy định: “Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.”

  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Khoản 2 điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP quy định: “Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh” là loại trái phiếu do doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 Luật Quản lý nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.”

  • Trái phiếu chính quyền địa phương

Khoản 3 điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP quy định: “Trái phiếu chính quyền địa phương” là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.”

  • Trái phiếu doanh nghiệp

Khoản 6 điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định: “Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”

Theo khoản 4 điều 46, khoản 4 điều 74, khoản 3 điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm một thành viên, hai thành viên trở lên hoặc cổ phẩn được quyền phát hành trái phiếu.

Đối tượng của bài viết này chỉ bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, không bao gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

Đặc điểm của trái phiếu:

  • Mục đích phát hành trái phiếu:

Khoản 2 điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định: “Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành”

  • Kỳ hạn trái phiếu:

Theo khoản 1 điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định: “do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.” Theo Khoản 6 điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, kỳ hạn trái phiếu tối thiểu là 01 năm.

  • Mệnh giá trái phiếu:

Điểm a khoản 4 điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định: “Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam”.

  • Lãi suất danh nghĩa trái phiếu:

Điểm a khoản 6 điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định: “Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.”

So sánh với cổ phiếu

Tiêu chí

Cổ phiếu

Trái phiếu

Bản chất

Cổ phiếu là chứng khoán vốn ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.

Trái phiếu là chứng khoán nợ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.

Chủ thể phát hành

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp, Chính phủ

Tư cách chủ sở hữu

Cổ đông

Chủ nợ

Kết quả của việc phát hành

Làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông

Làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần

Quyền của người sở hữu

  • Được chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty, do đó lợi nhuận này không ổn định.
  • Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty.
  • Được trả lãi định kì, ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
  • Không có quyền tham gia vào việc quản lí điều hành hoạt động của công ty.

Thời gian đáo hạn

Không có thời gian đáo hạn

Có khoảng thời gian đáo hạn nhất định được ghi trong trái phiếu

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể, phá sản

Được thanh toán sau cùng khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác

Được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu

Về vấn đề phạm vi trách nhiệm

Người sở hữu cổ phiếu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty  

Người sở hữu trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty 

2. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu:

Tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022 đã cho thấy, doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đảm bảo quy định pháp luật, nhất là trong việc chào bán trái phiếu, lọc lừa “đánh lận con đen” rằng trái phiếu là một hình thức tiết kiệm với lãi suất cao. Cộng với sự ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, chính trị biến động, một số doanh nghiệp đã không có đủ nguồn tiền để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho người sở hữu trái phiếu với nhiều lý do như: Doanh nghiệp không huy động được nguồn tiền, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang siết việc cho vay và lãi suất cho vay hiện nay đang ở mức cao.

Nhằm tạo điều kiện cho các bên cùng giải quyết vấn đề, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP để có cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu được đàm phán với người sở hữu trái phiếu điều chỉnh các nội dung liên quan đến thanh toán gốc, lãi trái phiếu, cụ thể:

Được đàm phán thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được phát hành:

Trước đây, doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2022/NĐ-CP.

Tuy nhiên, kể từ ngày 05/03/2023, điều 2 Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã cho phép doanh nghiệp đàm phán với người sở hữu trái phiếu thay đổi bất kỳ điều kiện, điều khoản nào của trái phiếu, cụ thể:

  • Trong trường hợp người sở hữu trái phiếu đồng ý thay đổi về kéo dài thời hạn của trái phiếu thì thời gian trái phiếu được gia hạn không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho người sở hữu trái phiếu.
  • Trong trường hợp người sở hữu trái phiếu không đồng ý thay đổi điều kiện, điều khoản nào của trái phiếu, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (cho dù việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận).

Lưu ý: Việc đàm phán này chỉ áp dụng đối với trái phiếu được phát hành trước ngày 16/09/2022 và vẫn còn dư nợ sau ngày 16/09/2022.

Được đàm phán thay đổi hình thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác:

Theo khoản 3 điều 34 Nghị định 153/2020/NĐ-CP: “Thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.” 

Tuy nhiên, kể từ ngày 05/03/2023, điều 1 Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã cho phép doanh nghiệp đàm phán với người sở hữu trái phiếu thay đổi hình thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác không theo quy định trên trái phiếu, cụ thể:

  • Doanh nghiệp chỉ được thanh toán bằng tài sản khác khi được người sở hữu trái phiếu chấp thuận;
  • Việc thanh toán phải tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN tự hào là Công ty Luật chuyên nghiệp và uy tín. Chúng tôi tự tin và hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện thực hiện thủ tục hành chính, xử lý tranh chấp tại các cấp Tòa án, Trọng tài. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Như Quỳnh
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục