KHÔNG ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, QUẬN TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

01/12/2023 - 2049 lượt xem

Trên thực tế, ngoài địa điểm kinh doanh đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ có các văn phòng hoặc nhà xưởng, nhà kho để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu không thực hiện việc đăng ký đối với các địa điểm này, doanh nghiệp sẽ có rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng.

Trên thực tế, ngoài địa điểm kinh doanh đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ có các văn phòng hoặc nhà xưởng, nhà kho để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu không thực hiện việc đăng ký đối với các địa điểm này, doanh nghiệp sẽ có rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng. Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết sau đây về vấn đề mức xử phạt đối với việc không đăng ký địa điểm kinh doanh:

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 do Chính phủ ban hành (“Nghị định 98/2020/NĐ-CP”).

II. Nội dung:

+ Về khái niệm địa điểm kinh doanh, Điều 44.3 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định chung rằng: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

Ngoài ra, Điều 44 cũng quy định giải thích khái niệm của văn phòng đại diện và chi nhánh như sau:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy, ngoài địa điểm trụ sở chính được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể có các địa điểm khác, được đăng ký với hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh, tuỳ theo mục đích hoạt động của địa điểm.

+ Về mức xử phạt đối với việc không đăng ký địa điểm kinh doanh:

Theo Điều 6.2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp sẽ chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.”

Đồng thời, Điều 4.4(b) của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định rằng: “b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Do đó, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa điểm chưa đăng ký sẽ có thể chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo Điều 6.5 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nếu hoạt động kinh doanh là hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá, mức phạt sẽ nhân đôi:

“5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.”

Đồng thời, ngoài mức phạt tiền, doanh nghiệp còn có thể phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 6.7(b) của Nghị định 98/2020/NĐ-CP là nộp lại các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại địa điểm chưa được đăng ký: “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.”

Do đó, để tránh các hệ quả nêu trên, doanh nghiệp nên lựa chọn đăng ký địa điểm kinh doanh, hoặc văn phòng đại diện, hoặc chi nhánh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tương ứng.

Trên đây là bài viết về vấn đề hệ quả khi không đăng ký địa điểm kinh doanh. Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về doanh nghiệp, các hoạt động, cơ cấu của doanh nghiệp, đăng ký địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh,... Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: info@htlegalvn.com  Hotline: 0961614040 – 0901614040

Tu Le
Theo HT Legal VN