Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế, một cái tên hay và tạo được ấn tượng để lưu giữ lại trong lòng khách hàng góp phần mang đến hiệu quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay thì những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp đang trở thành một trong những vấn đề khó khăn gây cản trở đến việc thành lập doanh nghiệp của nhiều người. Sau đây Công ty Luật HT Legal VN sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu về vấn đề này.
- Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020.
- Nội dung:
1. Quy định về tên của Doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 37, 39, 40 Luật Doanh nghiệp 2020 về Tên doanh nghiệp:
Thứ nhất, Tên tiếng Việt doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
Ví dụ: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
b) Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Thứ hai, Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Thứ ba, Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Thứ tư, Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
2. Tiêu chí đặt tên và thực tiễn doanh nghiệp khó khăn với các tiêu chí này.
- Ngắn gọn: Một tên doanh nghiệp dài rất khó nhớ dẫn đến bất tiện trong các giao dịch khách hàng, đối tác và đặc biệt là các đối thủ của doanh nghiệp có thể dòm ngó đến phần tên riêng của doanh nghiệp.
- Có thể phát âm được: không nên lựa chọn tên doanh nghiệp từ những chữ cái không thể phát âm được.
- Có ý nghĩa: Doanh nghiệp hãy để ý đến từ và những cụm từ có mối quan hệ với nhau mà có thể gợi nên cảm giác mà bạn mong muốn.
- Có sự khác biệt: hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp đã chọn được doanh nghiệp nào đăng kí một nhãn hiệu chưa.
* Thực tiễn khó khăn trong việc đặt tên cho doanh nghiệp
- Mất thời gian
Nhiều doanh nghiệp đã rất mệt mỏi chỉ với việc lựa chọn tên doanh nghiệp sao cho đúng quy định. Đặt tên theo tên riêng của mình thì trùng với doanh nghiệp khác.
- Bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
Đôi khi chỉ vì những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp mà khiến cho các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hiếm hoi. Ngay cả khi doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục đầy đủ mà tên doanh nghiệp đặt không hợp lệ thì chắc chắn là hồ sơ sẽ không được xét duyệt.
3. Các giải pháp trong việc hạn chế rủi ro trong việc đặt tên cho doanh nghiệp.
*Đối với doanh nghiệp
- Đối với quy định “Tên doanh nghiệp phải phát âm được”.
+Nếu như doanh nghiệp muốn đặt tên doanh nghiệp của mình là OXM thì doanh nghiệp gặp trở ngại với quy định này
+ Đối với quy định này những doanh nghiệp phải tránh đặt tên như vậy
*Đối với nhà nước:
Cần phải đưa ra những quy định về việc đặt tên phải chi tiết, cụ thể, có những chế tài cho việc giải quyết tranh chấp và phải thoáng hơn trong đặt tên như các nước láng giềng chúng ta đã và đang làm:
- Trong các quy định hiện nay trái phong tục tập quán là một quy định quá chung khó thực hiện và gây rất nhiều cản trở của doanh nghiệp cũng nhà làm luật
Những bất cập trong đặt tên doanh nghiệp đã thực sự trở thành rào cản không nhỏ cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện nay. Những quy định mang tính chất mơ hồ và không có tính thực tế mà Luật doanh nghiệp đang áp dụng đã khiến cho các doanh nghiệp nhiều phen” khóc ròng” với những quy định trái ngược này. Nếu xét đến vai trò thì dịch vụ thành lập doanh nghiệp đang đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thành lập của các doanh nghiệp hiện nay.
Để được tư vấn pháp luật thường xuyên, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP2: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040